image banner
Năm 2023 đẩy mạnh chỉnh trang, hiện đại hóa đô thị, xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu - Thực hiện chuyển đổi số
Huyện Kiến Thụy: Xây dựng, duy trì hoạt động chợ nông thôn mới
Lượt xem: 35
Việc quy hoạch và xây dựng các chợ trên địa bàn Kiến Thụy góp phần tạo dựng thói quen mua bán văn minh trong người dân, góp phần giải quyết tình trạng mất an toàn giao thông do họp chợ trên các tuyến đường giao thông của địa phương.

Huyện Kiến Thụy: Xây dựng, duy trì hoạt động chợ nông thôn mới

Việc quy hoạch và xây dựng các chợ trên địa bàn Kiến Thụy góp phần tạo dựng thói quen mua bán văn minh trong người dân, góp phần giải quyết tình trạng mất an toàn giao thông do họp chợ trên các tuyến đường giao thông của địa phương.

Thời gian qua, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, cùng với nỗ lực đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình điện, đường, trường, trạm, huyện Kiến Thụy tập trung quy hoạch, xây dựng chợ nông thôn trên cơ sở duy trì chợ truyền thống theo hướng văn minh, hiện đại, Đặc biệt, từ khi có chợ mới đã chấm dứt cảnh mua bán tùy tiện tại chợ tạm, vừa phản cảm lại mất trật tự, an toàn giao thông, gây ô nhiễm môi trường.

Như chợ Thanh Sơn (xã Thanh Sơn) nằm trên tuyến đường 402 vừa được nâng cấp, cải tạo cuối năm 2014, kịp thời cải thiện và nâng cao đời sống người dân trên địa phương. Đây là chợ thứ 4 của huyện Kiến Thụy được dự án LifSap đầu tư, hỗ trợ thực hiện tiêu chí số 7 theo Chương trình xây dựng NTM. Chợ rộng 1.500 m2, với 20 ki ốt bán hàng thực phẩm tươi sống, dãy bán hàng khô, các hạng mục phụ trợ nội bộ, nhà quản lý, nhà bảo vệ, khu bán hàng ngoài trời và khu vệ sinh, nơi thu gom rác thải. Các lối đi trong chợ đều sạch sẽ, rộng rãi, các ki-ốt được xây dựng đồng bộ hệ thống điện, chiếu sáng, lắp đặt thiết bị phòng cháy, chữa cháy. Điện, nước dẫn tới từng ki-ốt có đồng hồ đo chỉ số rõ ràng. Trong chợ có các biển chỉ dẫn ngành hàng, thuận tiện cho người dân đến mua sắm, giao thương. Với hạ tầng đồng bộ, hoạt động của chợ khá nhộn nhịp, 100% số quầy hàng được các chủ hộ kinh doanh thuê, đưa hàng hoá, sản phẩm vào phục vụ, thu hút nhân dân đến mua sắm.

Rút kinh nghiệm từ một số nơi xây dựng chợ mới, nhưng lại rơi vào tình trạng ế khách, ngay sau khi triển khai dự án, chính quyền cùng các ban ngành địa phương có sự điều chỉnh phù hợp, nhằm duy trì "sức sống" của những khu chợ truyền thống trong thời điểm mới. Theo đó, địa phương tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân, đặc biệt là các hộ kinh doanh đang sử dụng ki ốt trong chợ, thực hiện kinh doanh văn minh bằng cách niêm yết giá công khai, thuận mua vừa bán, nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường và chấp hành các quy định về an toàn thực phẩm, phòng chống cháy, nổ, góp phần thu hút khách hàng đến chợ. Với kết quả trên, từ khi khánh thành, đưa chợ vào khai thác tới nay, không khí mua bán, kinh doanh trong những khu chợ mới trên địa bàn huyện Kiến Thụy diễn ra khá nhộn nhịp, không lâm vào cảnh ế ẩm, vắng khách. Bà Lê Thị Thiệp, nhiều năm bán cá ở chợ Thanh Sơn cho biết, chợ vẫn mang tên cũ, nhưng quang cảnh thì khác xưa nhiều, không còn ẩm thấp, xập xệ như trước; cá, tôm không còn bày trên đôi quang gánh mà được bày trên quầy sạch sẽ. “Chúng tôi không còn vất vả, khổ sở lo trời mưa, nắng, bụi bặm, mất vệ sinh như ở chợ tạm. Chợ thay đổi, khang trang hơn nên mình cũng phải văn minh, lịch sự hơn”, bà Thiệp phấn khởi chia sẻ. Còn chị Trịnh Thanh Xuân ở thôn Tú Đôi, xã Kiến Quốc vui vẻ cho biết: “Đi chợ, tôi được các chủ sạp hàng chào mời bằng nụ cười thân thiện, trong giao thương không có chuyện ép mua, vồ vập khi lựa chọn đồ”.

Vân Nga

image advertisement
image advertisement
image advertisement
Tin mới